Phân biệt giữa Remaster – Remake – Reboot. 3 thuật ngữ thường gặp trong game

Gần đây, xuất hiệu những cái tên game rất “thú dị” như là: Resident Evil 2 REMAKE, Tomb Raider REBOOT , Modern Warfare REMASTER. Tên game thì rõ là dễ hiểu rồi, nhưng những cái chữ remake reboot remaster đó có nghĩa là gì? Không nhiều người chúng ta thực sự hiểu nó là cái gì phải không?

Với vốn kiến thức nhỏ nhặt, tôi xin giải thích nghĩa của mấy từ trên 1 cách đơn giản nhất. Để anh em có cơ sở, nhỡ cãi nhau múa phím trên mạng mà dùng nhầm thì chết dở.

Remaster

Remaster được ghép giữa 2 chữ Re và mastering.

Mastering là từ chỉ công đoạn hoàn tất sản phẩm game. Đây là lúc cho ra những âm thanh, hình ảnh, chuyển động, điều khiển cuối cùng. Cái mà khi các bạn chơi game sẽ được trải nghiệm.

Trước đây nên công nghiệp game còn sơ khai, những phần mềm, phần cứng phục vụ việc làm game còn kém. Việc Mastering 1 game vào lúc đó cho ra những hình ảnh như thế này.

Call of duty: Modern Warfare bản gốc năm 2007

Ngày nay, với việc card 1080 còn bị chê cùi thì không gì là không thể với ngành game nữa. Bởi vậy NPH sẽ mastering lại những game đó. Việc làm này xuất ra những âm thanh chất lượng hơn, hình ảnh tinh xảo hơn, chuyển động mượt mà hơn. Đây chính là remaster.

Cũng là Modern Warfare, nhưng được remasterd vào năm 2016? hết hồn chưa?

Hình thức này cho phép NPH mang những game cũ lên các nền tảng tân tiến hơn. Giúp game thủ chơi lại tựa game yêu thích qua những trải nghiệm trọn vẹn hơn. Đây là 1 số game cực hay đã được remaster, và được cộng đồng hưởng ứng nhiệt tình:

  • Uncharted: The Nathan Drake Collection
  • Call of Duty 4: Modern Warfare
  • The Elder Scrolls V: Skyrim
  • Dark Souls II: Scholar of the First Sin

Remake

Mặc khác remake lại phức tạp hơn nhiều. Giờ đây NPH còn phải làm thêm các công đoạn trước khi remaster nữa. Tức là ngoài nội dung đã bám theo kịch bản phần game cũ, giờ đây NPH phải đập hết cấu trúc game xây lại từ đầu.

Không những áp dụng Engine tân tiến hơn để tao game, phiên bản remake của 1 game còn nhắm đến những tính năng giúp người chơi trải nghiệm game hoàn hảo hơn. Những tương tác với môi trường, những lựa chọn menu, những góc camera, tất cả đều phải được làm lại chứ không thể mastering trên những thứ sẵn có.

Chị đại Ada Wong 20 năm sau, dưới 1 engine hoàn toàn mới

Đi kèm với góc máy, các đoạn phim cắt cảnh cũng phải làm lại. Âm thanh được thu mới. 1 vài vật thể được thêm vào. 1 vài màn chơi được làm mới. Gần như, bạn sẽ đọc lại 1 câu truyện cũ theo 1 cách tiếp cận khác. Trải nghiệm của bạn sẽ hoàn toàn khác với bản chơi trước đây, thứ mà bạn cho rằng là kinh điển ko gì có thể vượt qua được.

Cùng 1 cảnh game, khác biệt là 20 năm công nghệ

Nói đến remake, phải thử qua 1 vài tựa game sau:

  • Resident Evil 2 Remake
  • Devil may cry
  • Dragon Quest
  • Final Fantasy
  • Havest Moon

Reboot

Lấy 1 ví dụ quen thuộc, các bạn biết đến phim Xmen: Days of future past rồi chứ? Mình lấy ví dụ phim này vì nó khá đại trà, với nội dung là Wolverine đi ngược thời gian lại, thay đổi quá khứ làm reboot vũ trụ Xmen. Điều đó khiến cho những phim Xmen trước đó được xem như chưa từng xảy ra

Reboot trong game cũng vậy, khi 1 tựa game đã reboot, tựa game đó xem như chưa từng tồn tại. Kể cả cốt truyện cũng được viết lại, nhân vật cũng được thay đổi, không có bất kì sự tương đồng nào với phiên bản game cũ, ngoại trừ cái tên game ra.

Đoạn combat kinh điển của MK phải reboot vì ăn gạch quá nhiều

Chiêu bài này ít khi được NPH sử dụng. Chỉ khi trường hợp game xuống dốc không phanh, ảnh hưởng tới danh tiếng của dòng game. Hoặc các phiên bản sau lặp lại quá nhiều phiên bản trước, NPH mới tung chiêu cuối này để gỡ gạc tình cảm game thủ.

Devil may cry vẫn giữ được bản sắc, dù reboot đến 90%

Đương nhiên không có chuyện 1 game đua xe lại được reboot thành 1 game sát thủ. Việc reboot vẫn phải tôn trọng thể loại, nhân vật, ý tưởng cốt lõi của dòng game.

Trong cả 3 thuật ngữ thì reboot vẫn làm cho người chơi đặt dấu hỏi lớn nhất, nó không khác gì 1 game mới hoàn toàn được tung ra cả. Hãy xem qua 1 vài game sau đây để thấy sự thay đổi của game reboot, nặng có mà nhẹ cũng có:

  • DOOM
  • Tomb Raider
  • Mortal Kombat
  • DMC: Devil May Cry

Lời kết

Tôi nghĩ trình bày như này là cơ bản và dễ hiểu nhất rồi. Sắp tới, rất nhiều tựa game huyền thoại sẽ được remaster, remake, reboot. Đọc qua bài này sẽ giúp các bạn tranh luận đỡ bị ăn gạch hơn.



Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.