5 game có lịch sử thay thế hay nhất : Đem lại một trải nghiệm khác cho người chơi

1. ASSASSIN’S CREED ODYSSEY

Assassin’s Creed Origins đã mang người chơi trở lại nơi khởi nguồn một đức tin khai sinh ra Hiệp hội Sát thủ, thì nay Assassin’s Creed Odyssey sẽ đưa người chơi đến với một cột mốc lịch sử xa hơn tận khoảng 400 năm – chiến tranh Peloponnesus nổi tiếng của Hy Lạp.

Mỗi tuyến nhiệm vụ chính dẫn đến một sự kiện khác nhau và dần về sau, những sợi dây liên kết vô hình sẽ kéo chúng lại với nhau tạo thành một mạch truyện tổng thể thống nhất

Tuy rằng giới thiệu đến hai nhân vật chính cho người chơi chọn lựa là Kassandra hoặc Alexios, nhưng khác với Assassin’s Creed Syndicate, cả hai chỉ khác nhau về giới tính chứ mạch truyện chính hoàn toàn không thay đổi. Cho dù bạn chọn Kassandra hay Alexios, định mệnh nghiệt ngã cũng sẽ đưa họ đối đầu với nhau, nhưng cách thức bạn đón nhận nó lại không chỉ có một như cách mà ông trời đã sắp đặt.
Cách thức mà hệ thống này quyết định cấu trúc tổ chức các ngã rẽ của cốt truyện khá thú vị khi câu chuyện dần được phơi bày về sau này (dù nhịp độ có phần chậm rãi). Tính tuyến tính trong cốt truyện của Assassin’s Creed Odyssey vẫn còn đó, không có tác động sâu sắc như cách mà Mass Effect hay Dragon Age đã làm, chỉ là lối kể chuyện nay đã cởi mở hơn xưa và bạn sẽ là người chịu lấy hậu quả bằng sự áy náy hoặc thỏa mãn của mình mà thôi.

Chưa dừng lại ở đó, càng đi sâu hơn vào Assassin’s Creed Odyssey, người chơi sẽ dần thấm được nhiều hơn những quyết định của mình sẽ tạo nên những biến chuyển ra sao của thế giới Hy Lạp cổ đại dù mức độ Nhân – Quả chưa thực sự to tác. Bản thân người viết xem đây là một tiền đề cơ bản, như những thay đổi mà Origins, Unity hay Rogue đã làm để những phiên bản sau này hoàn thiện tốt hơn nữa.
Đến đây, nếu bạn là một game thủ thích “rush B” và vẫn đang có ý định “cày nhanh” Assassin’s Creed Odyssey thì người viết xin chốt rằng: Ít nhất, bạn sẽ tốn khoảng 50-60 giờ chơi chỉ tính riêng cho phần khám phá cốt truyện chính mà thôi, và còn đó tới tận 4 cái kết khác nhau để bạn… chơi lại nữa đấy!

2.HEARTS OF IRON IV

Hearts of Iron IV tựa game thuộc thể loại chiến lược thời gian thực lấy bối cảnh chiến tranh thế giới thứ hai kéo dài từ 1936-1948

Hearts of Iron IV tựa game thuộc thể loại chiến lược thời gian thực lấy bối cảnh chiến tranh thế giới thứ hai kéo dài từ 1936-1948

Người chơi sẽ vào vai người đứng đầu của một quốc gia, từ những cường quốc đứng đầu thế giới như Liên Xô, Đức, Mỹ, Anh, Pháp đến những quốc gia nhỏ bé ở tận châu Phi và châu Mỹ. Điểm hay của game là cho phép bạn thay đổi lịch sử thế giới theo ý muốn của mình, điều mà rất ít tựa game chiến thuật lấy đề tài Thế Chiến thứ hai làm được.

Trọng tâm chính trong Hearts of Iron IV: Death or Dishonor nằm ở đời sống chính trị của các quốc gia đồng minh với Đức, Ý, Nhật trong Thế Chiến thứ hai là Rumani, Bulgary, Hungary, Tiệp Khắc đều được nhà sản xuất xây dựng hệ thống National Focus và mô hình 3D quân đội riêng, với hình ảnh các nhân vật lịch sử được bổ sung cho phù hợp.

Tuy nhiên, khác với các quốc gia ở bản mở rộng đầu tiên, National Focus của Hungary, Tiệp Khắc, Rumani, Nam Tư có đôi chút khác biệt. Vì phải đối đầu trực tiếp với Đức và Ý nên trọng tâm quốc gia tập trung vào việc cho phép người chơi gây dựng quân đội theo hướng tập trung nguồn lực bản thân, hay nhờ vả hỗ trợ các quốc gia bên ngoài. Tùy vào quyết định của người chơi mà sự lựa chọn này sẽ tác động không nhỏ đến quốc gia của bạn. Ví dụ: nếu bạn tự lực phát triển quân sự sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng bù lại bạn sẽ được “tặng” miễn phí một số nhà máy quốc phòng. Còn nếu mua bản quyền vũ khí của các quốc gia phát triển như Anh, Đức, Ý thì sẽ giúp người chơi rút ngắn thời gian phát triển nhưng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chịu một số điều khoản ràng buộc và chi phối từ các nước đó. Nói chung là với Hearts of Iron IV: Death or Dishonor, người chơi có thể đi tắt đón đầu hoặc cứ từ từ mà tiến.

3.FALLOUT 4

Điểm nhấn đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của bất kỳ tựa game thế giới mở nào chính là tạo ra một thế giới giả tưởng lôi cuốn, đây chính là điểm mạnh của dòng game Fallout và Fallout 4 cũng không phải là ngoại lệ.
Điểm nhấn đầu tiên và quan trọng nhất của bất kỳ tựa game thế giới mở nào chính là tạo ra một thế giới giả tưởng lôi cuốn, đây chính là điểm mạnh của dòng game Fallout và Fallout 4 cũng không phải là ngoại lệ.

Lấy bối cảnh thành phố Boston và vùng lân cận hơn 200 năm sau thảm họa chiến tranh hạt nhân, Fallout 4 không những thành công xây dựng nên một thế giới hậu tận thế, mà còn phác họa nó qua một tương lai giả tưởng với một cách rất sống động và vô cùng thuyết phục.

Đây chính là điểm tương đồng của cả Fallout 4 và Grand Theft Auto V khi xây dựng lên thế giới mở: chú trọng đến các tiểu tiết trong game. Chỉ dạo quanh một vòng thành phố Boston là bạn có thể bắt gặp đủ các thứ giúp tạo ra sự thuyết phục về thế giới trong game: từ quán ăn, xe cộ, nhà cửa, tòa thị chính, ngân hàng và cả tá các đồ vật linh tinh.

Chỉ đơn giản nhìn vào chúng là bạn cũng có thể ít nhiều đoán ra được chuyện gì đã xảy ra. Một số tuy rất hài hước, nhưng lại không ít những cảnh tượng gieo rắc lên người chơi một nỗi buồn tê tái về thế giới hậu thảm họa và những nạn nhân của nó. Tuy các tiểu tiết này không hề ảnh hưởng tới lối chơi, cốt truyện hay nhân vật chính, thế nhưng chúng lại là một nút thắt rất quan trọng, tạo nên sự phong phú trải nghiệm của người chơi và giúp họ hình dung ra một thế giới trước và sau cuộc chiến.

Mặc dù mọi thứ trong game được làm rất tốt nhưng phải công nhận rằng Fallout 4 là phiên bản có cốt truyện chính… dở nhất mà người viết từng trải nghiệm (tính cả phiên bản “ất ơ” một thời – Fallout: Brotherhood of Steel), trong đó bao gồm cả cách truyền tải nội dung. Câu chuyện của game xoay quanh việc nhân vật chính đi tìm đứa con bị một nhóm người bắt cóc mất. Thế nhưng với những game thủ lão luyện thì họ sẽ nhanh chóng đoán được các nút thắt, móc xích quan trọng của câu truyện ngay từ nửa đầu.

Và rồi đến nửa cuối của game, mọi thứ vô cùng tẻ nhạt khi mà nhân vật chính chỉ có một sự lựa duy nhất là loại bỏ những thế lực chống lại mình. Quá đơn giản hệt như phần lớn sản phẩm giải trí có mác “bom tấn 2015”.

Nhưng cũng đáng để chúng ta thử sống trong một thế giới hậu tận thế đầy rẫy những con quái vật, cướp bóc.Hãy thử ngay đi còn ngần ngại gì nữa !!!

4.Wolfenstein 2: The New Colossus

Ảnh giới thiệu Wolf2

Giống hệt như người tiền nhiệm The New Order, đây là một tựa game bắn súng hết sức đã tay và mang tính giải trí cao, nơi bạn chỉ có 2 nhiệm vụ: Theo dõi cắt cảnh để biết cốt truyện, và hạ gục càng nhiều những tên phát xít càng tốt. Cuối phần 1 sau khi bị thương rất nặng, anh được đồng đội cứu và quay trở về nước Mỹ để tụ họp các nhóm quân kháng chiến khác, vốn đang co cụm lại vì không chịu đoàn kết với nhau, và đưa ra một kế hoạch khiến chính quyền phát xít chiếm đóng nước Mỹ sụp đổ.

Cách chơi của Wolfenstein 2 vẫn giữ nguyên mô típ đã khiến phần 1 thành công. Bạn có rất nhiều lựa chọn. Lầm lũi hạ gục từng kẻ địch trong yên lặng, không khó vì cây rìu trong game rất bá đạo. Hai tay hai súng lao vào giữa chiến trường gặp kẻ địch nào cũng tặng đạn chì, còn dễ hơn nhiều vì nhân vật chính của chúng ta trước giờ luôn ngầu theo cách rất riêng, chỉ Wolfenstein mới mô tả được. Nhưng nhìn chung, những màn bắn súng trong các hành lang hẹp hay những boong ke đầy lính tráng thì không khác nhiều so với phần 1.

Không khí trong game được đầu tư rất kỹ lưỡng chứ không đơn thuần chỉ là một tựa game bắn súng tắt não. Chiều sâu cốt truyện game cũng là một điểm cộng, nơi bạn hiểu thêm rất nhiều về tâm lý của những kẻ phân biệt chủng tộc và cách nhìn của chúng đối với những người da màu hay Do Thái.

Về mặt chiến đấu, những tính năng vốn có như hai tay hai súng, tháo súng máy hay những món vũ khí năng lượng để càn quét vẫn còn đó. Thay vào đó, môi trường trở nên rộng lớn hơn hẳn so với trước, và cách bạn tiếp cận mục tiêu cũng đa dạng hơn, cho bạn nhiều lựa chọn hơn. Súng ống cũng có sức nặng, ví như khẩu tiểu liên dựa trên thiết kế của MP5 nhả đạn vừa đầm vừa khỏe, dù sát thương không thể so sánh được bằng khẩu shotgun hay súng trường tấn công.

Nhắc đến shotgun, game cho phép bạn nhặt những bộ nâng cấp vũ khí, và biến khẩu shotgun trở thành một con quái vật bắn chẳng kém gì súng 6 nòng. Trong khi đó những khẩu súng khác cũng có những nâng cấp rất hợp lý, ví như bắn phát một và kèm thêm ống ngắm tầm xa cho súng trường, hay băng đạn trống cho SMG, xả cho sướng tay chẳng hạn.

Dù rằng những sự mới mẻ không đủ để biến The New Colossus trở thành một tác phẩm tuyệt diệu, lột xác hoàn toàn, nhưng sự tỷ mỷ của đội ngũ làm game đã tạo ra một trong những game hành động xứng đáng lọt danh sách những game hay nhất của năm 2017 này. Bạn có muốn biết Hitler nếu còn sống tới tận năm 1960 sẽ như thế nào không? Chỉ có một cách là hãy thưởng thức ngay siêu phẩm này, đừng chờ đợi.

5.Sid Meier’s Civilization 6

Ảnh review C6

Civilization là một trong số ít “thủy tổ” có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của dòng game 4X (eXplore, eXpand, eXploit, and eXterminate), nhưng cũng vì thế mà phong cách chơi của dòng game cũng sớm “định hình”, khó còn chỗ trống cho các phát triển lâu dài khác.

Khi nói đến lối chơi, nhiều game thủ “gạo cội” của dòng game Civilization sẽ bắt đầu tặc lưỡi ngán ngẩm khi rất nhiều “bổn cũ soạn lại” từ phiên bản Civilization III hoàn toàn có thể áp dụng cho những phiên bản tiếp theo, dù cho nhóm thiết kế từ Firaxis đã cố gắng “xào nấu” rất nhiều trong lối chơi, bởi một lẽ đơn giản, “công thức” 4X do Sid Meier lập nên đã quá chắc chắn và rất khó thay đổi! Thế nhưng khi bắt tay vào với phiên bản Sid Meier’s Civilization VI, Ed Beach đã làm ra được điều khác biệt mang tính cốt lõi.

Không phải “chế” ra những “món ăn chơi” hoàn toàn mới để “lừa bịp” người chơi theo cách mà rất nhiều dòng game “mỳ ăn liền” khác đang áp dụng trên thị trường hiện nay, Ed Beach đã vô cùng nghiêm túc khi “mổ xẻ” lại những cốt lõi cơ bản của lối chơi 4X mà Sid Meier đã lập nên cho dòng game Civilization của mình, để rồi trên những nền tảng thành công nhất mà các game thủ kỳ cựu lẫn các nhà phê bình thường khen ngợi, tạo ra một chút “biến tấu” khác biệt cho Sid Meier’s Civilization VI nhưng vẫn giữ nguyên giá trị tinh thần của cả dòng game.

Sự thay đổi lớn nhất và dễ nhận thấy nhất chính là Sid Meier’s Civilization VI đã mở rộng quy mô của các thành phố ra ngoài lãnh thổ. Việc mở rộng này giúp bạn có thể dễ dàng phát triển và quản lý các công trình kiến trúc của mình.

Ở các phiên bản trước đây, việc hiển thị bản đồ khá rắc rối và phức tạp với một loạt thanh trạng thái trên đầu mỗi thành phố. Bạn hãy thử tưởng tượng việc quản lý một quốc gia lớn trải dài xuyên qua lục địa Á-Âu, với hàng loạt những thành trạng thái hiện lên, điều này sẽ khiến bạn bị rối mắt và có phần choáng ngợp. Giờ đây với phiên bản hiện tại, C6 chỉ tập trung hiển thị các thành phố và công trình quan trọng. Tập trung hơn, dễ nhìn hơn và quan trọng là dễ quản lý hơn, đây chắc chắn là một cải tiến rất đáng tiền của nhà phát triển Firaxis Games.

Một thay đổi lớn nữa ở C6 là việc tách riêng biệt các cây công nghệ. Trong trò chơi, bạn sẽ có 1 cây công nghệ riêng (Technology tree) và cây văn minh riêng (Civics tree). Các cây công nghệ vẫn là nơi mà bạn nghiên cứu các đơn vị mới, cải tiển kỹ thuật hiện đại. Trong khi đó cây văn minh là dành riêng cho các vấn đề liên quan đến tôn giáo, trình độ xã hội và nền văn minh của công dân.

Các loại hình cũ của cây công nghệ C5 như kịch, thơ cơ, triết học, thần học giờ sẽ được chuyển hết về cây văn minh trong C6. Việc tách biệt này khiến bạn có thể tùy ý phát triển quốc gia theo ý thích của mình. Ví dụ như bạn có thể phát triển một quốc gia mạnh về công nghệ hoặc cũng có thể phát triển một quốc gia mạnh về nền văn hóa cũng như tôn giáo. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân bằng giữa hai yếu tố chính phủ và tôn giáo để mang đến những lợi ích tốt nhất cho dân chúng của mình.

Tổng hợp đánh giá trên Metacritic, C6 đạt điểm trung bình 94/100, đứng đầu bảng xếp hạng những tựa game ra mắt trong năm 2016 và đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng những tựa game hay nhất mọi thời đại. Những con số này đã làm bạn cảm thấy ấn tượng? Với một tựa game đã khiến cho một người khó tính như Mark Zuckerberg (cha đẻ của Facebook) phải mê mẩn thì còn lý do gì để bạn không chơi nó ngay bây giờ?

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.